Tạp chí số 05 năm 2022

Năm ấn phẩm:Năm 2022 ;

Số ấn phẩm:Số 05 ;

Định kỳ xuất bản: 01 kỳ/ 6 tháng

Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt

Trụ sở tòa soạn: số 04 khu nhà ở Ban Đảng Trung ương, phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Giấy phép hoạt động :

Số 639/GP-BTTTT cấp ngày 29/9/2021

Của Bộ Thông Tin & Tuyền Thông

Mã số chuẩn Quốc tế:

ISSN: 2815: 5556

Cấp ngày 08/12/2021 của

Cục Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia,

Bộ Khoa Học & Công Nghệ

Địa chỉ website: http:// phapluatkinhtechauau.vn

Email:

Điện thoại: +84 91 5000770

Từ khóa:

Nội dung:

 

MỤC LỤC Trang
I.           CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT
1. TS. Lê Hoàng Anh Tuấn; Vũ Linh Chi 4
LUẬT BÁO CHÍ Ở CHÂU ÂU VÀ MỘT VÀI GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Tóm tắt: Lịch sử báo chí châu Âu hay sự phát triển của việc thu thập và tuyên truyền thông tin đã song hành cùng với sự lớn mạnh của công nghệ và thương mại, được đánh dấu bởi các kỹ thuật chuyên biệt. Tuy nhiên, làm nên nền báo chí vững mạnh tại châu Âu là những quy định khắt khe trong việc quản lý và vận hành. Bài nghiên cứu chỉ ra những điểm lớn báo chí châu Âu đang gặp phải và những vấn đề liên quan đến luật Báo chí tại châu Âu. Từ đó, đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc đảm bảo yếu tố về Luật báo chí và các khía cạnh có liên quan trong công tác báo chí.

2.TS. Lê Hoàng Anh Tuấn 18
TÌM HIỂU LUẬT DI SẢN Ở CHÂU ÂU

 

II. CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.      PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa

 

   27
THỰC THI CÁC CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA

 

Tóm tắt: Bài viết trình bày các cam kết về lao động trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), phân tích những tiến bộ trong sửa đổi pháp luật liên quan đến lao động Việt Nam theo cam kết đã ký, nhận diện những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết trong Hiệp định EVFTA.

 

III. CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
2.      TS. Chu Thanh Vân

 

          46
QUAN HỆ ANH – EU THỜI KỲ HẬU BREXIT

Tóm tắt: Tiến trình Brexit kéo dài gần 5 năm (từ 6/2016 đến tháng 01/2021) đã kéo theo nhiều căng thẳng và thậm chí những “nốt trầm” tạm thời trong quan hệ của Anh với Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, kể từ sau giai đoạn chuyển tiếp Brexit (kết thúc tháng 12/2020) đã có những khởi sắc trong quan hệ giữa hai bên, cả về hợp tác phát triển kinh tế, thương mại, an ninh, đối ngoại và các vấn đề xã hội khác. Bài viết dưới đây nghiên cứu các tiến triển quan trọng trong và sau quá trình Brexit, bước đầu đánh giá các kết quả hợp tác trong quan hệ Anh – EU giai đoạn chuyển tiếp và hai năm sau khi vấn đề Brexit kết thúc, đồng thời dự báo một số triển vọng về quan hệ Anh – EU trong thời gian tới.

*   *   *

Nước Anh sau khi vấn đề Brexit kết thúc chứng kiến sự suy giảm mạnh về đầu tư, độ mở của nền kinh tế thấp hơn so với thời kỳ trước đó, lạm phát tăng cao và nhiều phen chính trường chao đảo. Trong khi đó, EU cũng liên tiếp gặp những khó khăn: trước đó là những hậu quả của ba làn sóng Covid-19 và gần đây nhất là sự bùng nổ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, đẩy toàn bộ Liên minh này vào thế lưỡng nan, khi cả hai bên tham chiến đều có mối quan hệ gần gũi và ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của cả khu vực châu Âu. Bất chấp những khó khăn chung của thế giới và khu vực sau đại dịch Covid-19, quan hệ Anh – EU thời kỳ hậu Brexit có những khởi sắc trên các mặt kinh tế – thương mại, an ninh – chính trị và văn hóa – xã hội. Bối cảnh thế giới và khu vực đang đặt các quốc gia ở châu Âu gần gũi về mặt địa lý, văn hóa và lịch sử vào thế buộc phải tương tác, hợp tác với nhau để cùng vượt qua thời khắc khó khăn vì lợi ích chung của họ.

 

60
3.     TS. Lê Hoàng Anh Tuấn    60
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUAN HỆ NGA – EU

Tóm tắt: Nga và Liên minh châu Âu (EU) là hai chủ thể lớn có vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị, an ninh và kinh tế ở châu Âu kể từ khi EU chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11-1993 đến nay. Mối quan hệ giữa Nga và EU không chỉ tác động tới lợi ích của hai chủ thể này mà còn có ảnh hưởng lớn tới nhiều vấn đề trong quan hệ quốc tế ở châu Âu và ở mức độ nhất định có sự tác động tới các khu vực khác trên thế giới. Trong khuôn khổ hạn chế của bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu quan hệ Nga – EU trên hai lĩnh vực then chốt là chính trị-ngoại giao và kinh tế-thương mại giai đoạn 1993-2021, trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2-2022. Nội dung nghiên cứu của bài viết góp phần tìm hiểu chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Nga và EU, hai trong số những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

4.      TS. Lê Hoàng Anh Tuấn; Hoàng Văn Dũng    79
QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TỪ SAU KHI THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN ĐẾN NAY

Tóm tắt: Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ hợp tác đã tạo điều kiện cho Việt Nam và Hoa Kỳ tiến tới nâng tầm quan hệ với việc thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện vào tháng 7-2013. Kể từ đó đến nay, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, đáp ứng lợi ích của hai nước, đồng thời đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ sau năm 2013 đến nay trên ba lĩnh vực nổi bật là chính trị-ngoại giao, kinh tế, và an ninh-quốc phòng, đưa ra những nhận định về mối quan hệ giữa hai nước cũng như những dự báo về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.