Lê Hoàng Anh Tuấn – Mẫu Đơn Tố Cáo Tội “Lạm Quyền Trong Khi Thi Hành Công Vụ” Quy Định Tại Điều 357, Bộ Luật Hình Sự 2015 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2017)

MẪU ĐƠN TỐ CÁO TỘI “LẠM QUYỀN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ” QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 357, BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015  (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017).

“Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

  1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  6. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  7. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
  8. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

 

Tố cáo hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ là biện pháp để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình.

  1. ĐƠN TỐ CÁO TỘI “LẠM QUYỀN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ” TẠI SAO PHẢI VIẾT ĐƠN TỐ CÁO?

Đơn tố cáo tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ  là một loại giấy tờ phục vụ cho mục đích tố cáo, khiếu nại hành vi “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” của người có chức vụ, quyền hạn vì lợi ích của riêng hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn làm trái công vụ, gây nên thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của nhà nước và những lợi ích hợp pháp khác đối với mình.

Nộp đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền chính là hành động thiết thực để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của chính bản thân người bị hại.

2. MẪU ĐƠN TỐ CÁO  PHỔ BIẾN:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————-

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN TỐ CÁO

(V/v: Hành vi có dấu hiệu phạm tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ )

Kính gửi: …………………………………………………………………………

(Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận)

  1. Người tố cáo:
  • Họ và tên:……………………………………………………………….
  • Sinh năm:……………………………………………………………….
  • CMND/CCCD số:……………… Ngày cấp:………………….. Nơi cấp:…………………..
  • Địa chỉ thường trú:………………………………………………………
  • Số điện thoại:……………………………………………………………
  1. Người bị tố cáo:
  • Họ và tên:……………………………………………………………….
  • Sinh năm:……………………………………………………………….
  • CMND/CCCD số:……………… Ngày cấp:………………….. Nơi cấp:………………….
  • Địa chỉ thường trú:………………………………………………………
  • Số điện thoại:……………………………………………………………
  1. Nội dung tố cáo: ……………………………………………………………….

Tôi kính trình bày lại sự việc như sau:

(Trình bày diễn biến, hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ, hành vi vi phạm quy định pháp luật nào, thiệt hại gây ra cho người tố cáo)

……………………………………………………………………….……………

  1. Yêu cầu tố cáo:

Vì những lý do trên, tôi viết đơn này kính đề nghị Quý Cơ quan:

(Xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường)

……………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan những sự kiện và tình tiết nêu trên là đúng sự thật nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Cơ quan. Trân trọng cảm ơn!

Tài liệu, chứng cứ kèm theo:– Bản sao công chứng các văn bản “……”

từ các cơ quan chức năng, bao gồm: Thông báo,

Quyết định..

– Bản sao công chứng (tài liệu) chứng cứ vật chất

chứng minh việc mình ngay tình ……

– Bản sao Căn cước Công dân ……

                 Người tố cáo                      (Ký, ghi rõ họ tên)

3. HƯỚNG DẪN VIẾT ĐƠN TỐ CÁO TỘI “LẠM QUYỀN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ”

Khi làm Đơn tố cáo, cần lưu ý, trước bất kỳ tình huống nào, để viết tốt cần phải giải quyết được các vấn đề sau: “Việc gì?; Bởi tại làm sao?;  Bao giờ?; Ai biết? Thế nào?; Ở đâu? (5W 1 H; What?; Why?; When?; Who?; How?; Where?).

Nội dung đơn tố cáo phải trình bày rõ ràng diễn biến của hành vi phạm tội theo trình tự; việc gì, bởi tại làm sao, bao giờ, ai biết, thế nào, ở đâu. Điều này sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền xác định nhanh chóng và chuẩn xác liệu hành vi đó có phạm tội vu khống hay không và thẩm định, xác minh đơn theo quy định.

Dưới đây là một ví dụ minh họa, hướng dẫn chi tiết Đơn tố cáo hành vi tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: Cán bộ, viên chức, công chức, (người có chức vụ quyền hạn) đã có hành vi lạm quyền trong lúc thi hành công vụ cố ý trực tiếp, dù đã nhận thức rõ hành vi của họ là hành vi trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của họ vi lạm quyền nhưng vẫn cố ý thực hiện gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nội dung tố cáo: Hành vi có dấu hiệu phạm “tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ”

Bà Nguyễn Thị H  – người bị ông C (Chấp hành viên) lạm quyền tổ chức cưỡng chế trái quy định của pháp luật.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO TỘI PHẠM

(V/v Chấp hành viên Cục thi hành án dân sự tỉnh A có dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ  gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…)

Kính gửi:

– ………………………….

Tên tôi là: Nguyễn Thị N;

Căn cước số: ………… cấp ngày ……….. tại Cục Cảnh sát;

Là vợ của ông Nguyễn P;

HKTT: tại ……………………………………………………………;

Là bị đơn trong vụ “Tranh chấp chia tài sản thừa kế và hủy quyết định cá biệt”, tại Bản án số: ………….. ngày ………… của Tòa án Nhân dân tỉnh A.

Tôi làm đơn này tố cáo ông C- Chấp hành viên (người tự xưng là “trưởng ban cưỡng chế” trái quy định pháp luật) – Cục Thi hành án Dân sự tỉnh A cùng một số cán bộ đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 357, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Tôi kính trình bày tóm tắt sự việc như sau:

Bản thân tôi là bị đơn trong vụ “Tranh chấp chia tài sản thừa kế và hủy quyết định cá biệt”, tại Bản án số: …………. ngày ………………. của Tòa án Nhân dân tỉnh A. Tuy nhiên, xét thấy toàn bộ Bản án sơ thẩm số: …………. ngày ………….. của Tòa án Nhân dân tỉnh A là không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, căn cứ theo điểm a, Khoản 1, Điều 326 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 dẫn đến việc ra bản án không đúng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của vợ chồng tôi. Vì vậy, chúng tôi đã gửi đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với toàn bộ Bản án sơ thẩm số:………………… ngày …………… của Tòa án Nhân dân tỉnh A đến Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ngày …………… để xét xử lại. Trên cơ sở đó:

– Ngày ………………., chúng tôi nhận được công văn số …………… của Tòa án Cấp cao tại ……. đề ngày ………… về việc chuyển đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự số ……………………………. ngày ……………………..của TAND tỉnh A đến Đồng chí Chánh án TAND Tối cao để xem xét giải quyết theo thẩm quyền (có tài liệu minh chứng kèm theo);

– Ngày …………………, chúng tôi nhận được công văn số ……………….. của Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại…………….. đề ngày ……………… về việc chuyển đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự số ………………. ngày ……………. của TAND tỉnh Nghệ An đến vụ 12-Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để giải quyết theo thẩm quyền, (có tài liệu minh chứng kèm theo).

Tuy nhiên, ngày ………………, ông C (người tự xưng là chấp hành viên thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh A) đã đến nhà chúng tôi và đưa thông báo số ……………… do ông C ký ngày ……………. về việc xác minh điều kiện thi hành án. Sáng ngày …………….., ông C cùng các lực lượng chức năng bao gồm: Công an, Chấp hành viên, Kiểm sát viên, Lãnh đạo xã Nghi Liên… (tổng cộng khoảng trên 30 người) do ông C dẫn đầu và bản thân tự xưng là “Trưởng ban cưỡng chế” đã đến nhà chúng tôi thi hành cưỡng chế trái quy định pháp luật (có tài liệu bằng giữ liệu điện tử video ghi lại toàn bộ sự việc làm minh chứng kèm theo). Ông C đã có hành vi lạm quyền trong lúc thi hành công vụ cố ý trực tiếp, dù ông C đã nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi lạm quyền nhưng vẫn cố ý thực hiện. Vì gia đình chúng tôi đã xuất trình hai công văn nêu trên và giải thích vụ án đang trong thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm nhưng ông C đã không tuân thủ các quy định của pháp luật cụ thể là (Điều 327 và Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Điều này cho thấy ông C cố ý thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật và hậu quả là đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gia đình chúng tôi nói riêng và xã hội nói chung (sẽ được tôi trình bày trong phần tiếp theo). Bên cạnh đó, Chấp hành viên C còn nói rằng gia đình chúng tôi phải làm công văn đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Toàn án Nhân dân Tối cao phải gửi công văn đến Cục THADS tỉnh A thì mới có thể xem xét tạm dừng thi hành cưỡng chế. Đây là điều phi lý, coi thường pháp luật, lạm quyền! Bởi lẽ, các cơ quan có thẩm quyền với chức trách, nhiệm vụ được giao phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân, thượng tôn pháp luật. Trường hợp này, công dân không có nghĩa vụ phải yêu cầu phía các cơ quan tiến hành tố tụng phải trả lời bằng văn bản đối với phía cơ quan thi hành án dân sự, bởi các cơ quan tiến hành tố tụng (ở đây là TAND Tối cao và VKSND Tối cao) đã có phản hồi bằng văn bản với công dân và đối chiếu theo quy định của pháp luật Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 327 và Điều 334) buộc mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành và nghiêm túc thực hiện.

Kính thưa Quý lãnh đạo, tôi viết đơn tố cáo này cũng xin Quý cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật và đồng thời xác minh các hành vi nêu trên của ông C đã có dấu hiệu hình sự cấu thành tội “Lạm dụng  quyền trong khi thi hành công vụ” cụ thể như sau:   

Thứ nhất, ông C là người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi đang trong khi thi hành công vụ, “lạm quyền” vượt quá quyền hạn của mình, dùng quyền hạn của mình làm trái công vụ. Vì bản án vẫn đang trong thời hạn kháng cáo, theo quy định tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, ông C đã cho rằng không có Điều luật nào quy định như vậy (có tài liệu minh chứng kèm theo bằng giữ liệu điện tử tại bản ghi âm phút thứ 5:59 được lập vi bằng số ……. ngày……). Đây là hành vi lạm quyền vượt quá giới hạn cho phép, coi thường pháp luật, không tôn trọng sự thật khách quan, không vô tư trong tố tụng.

Thứ hai, ông C đã tổ chức cưỡng chế và giữ vai trò là trưởng ban cưỡng chế trong khi thi hành công vụ là trái quy định của pháp luật. Vì, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), thì để tiến hành cưỡng chế phải thành lập Ban cưỡng chế thu hồi đất, thành phần bao gồm: “…Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Trưởng ban”. Việc ông C đã huy động một lực lượng hùng hậu từ chính quyền xã làm xáo trộn hoạt động bình thường của chính quyền và địa phương. Điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và làm xói mòn tin của nhân dân;

Thứ ba, hành vi của ông C cùng một số cán bộ nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, làm mất danh dự uy tín của gia đình chúng tôi. Theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…”

Mặt khác, theo dòng chảy lịch sử của ngành tư pháp, tháng 2/1948 tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Hội nghị, ân cần căn dặn: “Đã là người cán bộ tư pháp, thì phải “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”.

“Phụng công” nghĩa là phụng sự, phục vụ lợi ích công, lẽ công bằng, công lý;

“Thủ pháp” là tuyệt đối tuân thủ pháp luật;

“Chí công” là hết lòng vì sự công bằng;

“Vô tư” là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người”.

Vậy, vụ án đang trong thời hạn kháng nghị xem xét giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 327 và Điều 334 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nhưng Chấp hành viên C vẫn tổ chức cưỡng chế thì có “Chí công, vô tư”?, có thượng tôn pháp luật không? Phải chăng ông C làm ngược lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn, làm ngược điều Bác mong?

Hành vi phạm của ông C và các cán bộ ban ngành đến liên quan cưỡng chế ngày 21/11/2024 đối với gia đình chúng tôi đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể như sau:

Hậu quả đối với xã hội: Làm xói mòn niềm tin của nhân dân địa phương nói riêng và nhân dân trên toàn cả nước nói chung khi sự việc vỡ lở, các cơ quan báo chí truyền thông vào cuộc xác minh đưa tin, gây nên dư luận xấu đối với các cơ quan tố tụng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.

Các tổn thất đối với chồng tôi: Trong quá trình giải quyết với ông C và bị áp lực trước các lực lượng chức năng của ban cưỡng chế ngày ….. khi xem gia đình chúng tôi như tội phạm, tội đồ nên chồng tôi bị uất ức, ức chế, khủng hoảng về tinh thần nên sau 28 tiếng đồng hồ kể từ khi ông C đến cưỡng chế trái quy định pháp luật, chồng tôi đã bị “ngắt ngã quỵ” đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện X và hiện nay đang điều trị. Theo chẩn đoán của Bác sĩ tại Khoa cấp cứu nguyên nhân bị “ngắt ngã quỵ” là do ức chế, uất ức (có tài liệu minh chứng kèm theo). Sức khỏe của chồng tôi bị giảm sút nghiêm trọng, đang trong tình trạng nguy kịch.

Các tổn thất đối với gia đình chúng tôi: Ảnh hưởng nghiêm trọng về danh dự, gia đình lục đục, bạn bè và người thân xa lánh, mất niềm tin từ các mối quan hệ xã hội, các thành viên trong gia đình rơi vào tình trạng tồi tệ, sức khỏe giảm sút, tinh thần bấn loạn, suy sụp nghiêm trọng.

Do vậy, tôi viết đơn này tố cáo với cơ quan Công an tỉnh A về các hành vi phạm tội nêu trên của ông C – Chấp hành viên cùng một số cán bộ tham gia trong Ban cưỡng chế ngày …… nêu trên và đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh A xác minh, điều tra làm rõ hành vi có dấu hiệu của tội Lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông C và các đối tượng liên quan.

Tất cả những thông tin tôi viết trong đơn tố cáo là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và sẵn sàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ vật chất có liên quan để làm rõ sự việc.

 

Nhân dịp này, cho phép tôi được kính gửi đến Quý cơ quan lời chào và lời cảm ơn trân trọng.

(Mọi vấn đề cần trao đổi cụ thể, đề nghị liên hệ qua số điện thoại: 09********)

                                                                                 ngày  tháng  năm

                                                                              NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị N 

 

                                                                                                                                                    

 

  1. THỦ TỤC NỘP VÀ XỬ LÝ ĐƠN TỐ CÁO TỘI LẠM DỤNG QUYỀN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Việc giải quyết đơn tố cáo về hành vi lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ thường được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Bạn nộp đơn trình báo, tố giác tội phạm (thường được gọi là đơn tố cáo hành vi lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ) lên cơ quan Công an quận/huyện nơi hành vi đã được xảy ra.

Bước 2: Cơ quan công an kiểm tra, xác nhận thông và ra quyết định.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. và tại Khoản 1, Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, (tổng thời hạn kể cả gia hạn là 4 tháng).

Bước 3: trường hợp việc giải quyết không thỏa đáng, bạn có thể làm đơn khiếu nại.

Nếu quá thời hạn nêu trên theo quy định mà Cơ quan công an không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi Thủ trưởng Cơ quan công an đó để yêu cầu giải quyết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

  1. LUẬT SƯ, CHUYÊN GIA

Nên tìm Luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm về thực tiễn, giỏi về chuyên môn, nhiệt huyết và thiện tâm…

Những việc cần Luật sư, chuyên gia hỗ trợ bao gồm;

  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.