Năm ấn phẩm:Năm 2021 ;
Số ấn phẩm:Số 01 ;
Định kỳ xuất bản: 01 kỳ/ 6 tháng
Ngôn ngữ thể hiện: tiếng Việt
Trụ sở tòa soạn: số 04 khu nhà ở Ban Đảng Trung ương, phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Giấy phép hoạt động :
Số 639/GP-BTTTT cấp ngày 29/9/2021
Của Bộ Thông Tin & Tuyền Thông
Mã số chuẩn Quốc tế:
ISSN: 2815: 5556
Cấp ngày 08/12/2021 của
Cục Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia,
Bộ Khoa Học & Công Nghệ
Địa chỉ website: http:// phapluatkinhtechauau.vn
Email:
Điện thoại: +84 91 5000770
Nội dung:
MỤC LỤC | Trang |
CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT | |
1. TS. Chu Thanh Vân | 8 |
YẾU TỐ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 1992- 2020
Tóm tắt: Cùng với dân chủ, quyền con người, hay còn gọi là nhân quyền, là một trong những trụ cột “tinh thần” của Liên minh châu Âu – là nền tảng và cũng là mục đích của tổ chức “siêu quốc gia” lớn nhất hành tinh tính đến thời điểm này. Trải qua gần 30 năm kể từ ngày chính thức thành lập (từ Hiệp ước Maastricht năm 1992), Liên minh châu Âu đã kiên trì nêu cao tấm gương là thành lũy bảo vệ các giá trị nhân văn, nhân bản, quyền và phẩm giá con người, bất chấp những khó khăn phát sinh từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, các xung đột vũ trang lớn nhỏ trong và ngoài khu vực, những đợt di cư quy mô từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực, từng được mệnh danh là “Lục địa già”. Gần đây nhất, lường trước những nguy cơ xâm lấn quyền con người từ các cách tân công nghệ và nền kinh tế 4.0, cùng với nó là cuộc cách mạng AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ Nhân tạo), Ban Tư pháp châu Âu thuộc Uỷ ban châu Âu (European Commission) đã sớm nghiên cứu, bổ sung và chỉnh lý nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm này. Trong phạm vi của bài viết, tác giả tổng hợp những nỗ lực đảm bảo và tăng cường quyền con người thể hiện trong một số văn bản pháp lý của Liên minh châu Âu được ban hành từ năm 1992 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của bài viết góp phần tìm hiểu thêm những vấn đề pháp lý của Liên minh châu Âu, một đối tác lớn của Việt Nam. |
|
2. PGS. TS.Thiếu tướng Lê Văn Cương | 20 |
THAM NHŨNG LÀ BÓNG ĐEN CỦA NHÀ NƯỚC TRÙM LÊN XÃ HỘI
Tóm tắt: Công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam hai năm trở lại đây đã được tổ chức Quốc tế công nhận nỗ lực. Việt Nam đã tăng 6 bậc về Chỉ số minh bạch Quốc tế (CPI). Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước vẫn cần phải cải thiện rất nhiều để giải quyết vấn nạn tham nhũng triệt để. |
|
3. TS. Lê Hoàng Anh Tuấn | 26 |
TÌM HIỂU VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ NHẬP CƯ CỦA CỘNG HÒA SÉC
Tóm tắt: Là một quốc gia nhỏ ở Trung Âu nhưng Cộng hòa (CH) Séc lại có lịch sử nhập cư lâu đời. Trong gần ba thập kỷ qua, hàng năm CH Séc thu hút lượng người nhập cư không nhỏ từ nhiều nước trên thế giới và trở thành nước thu hút người nhập cư nhiều nhất trong số các nước ở Trung và Đông Âu. Những người đến định cư ở CH Séc vì nhiều lý do khác nhau nhưng đã có những đóng góp nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội của CH Séc. Một trong những hệ quả của quá trình nhập cư lâu dài từ khi CH Séc còn là một bộ phận của nước Tiệp Khắc chính là sự hình thành nhiều cộng đồng cư dân mới, trong đó có cộng đồng người Việt. Các cộng đồng người nhập cư dù chỉ là thiểu số nhưng có vai trò nhất định trong đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội ở CH Séc. Chính vì vậy, chính phủ CH Séc rất chú ý tới việc xây dựng các chính sách nhập cư để quản lý tốt vấn đề nhập cư trong nước cũng như tạo điều kiện cho các cộng đồng dân nhập cư hòa hợp trong đời sống chung của xã hội Séc. Trong phạm vi của bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng vấn đề nhập cư và chính sách nhập cư của CH Séc, góp phần nâng cao hiểu biết về những vấn đề liên quan tới kinh tế, văn hóa – xã hội của CH Séc, một đối tác truyền thống lâu đời và quan trọng của Việt Nam ở châu Âu.
|
|
4. TS. Nguyễn Thị Lê Trâm | 40 |
VAI TRÒ VÀ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA BÁO CHÍ ĐIỀU TRA CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN THẾ GIỚI
Tóm tắt: Tham nhũng là một vấn nạn xảy ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau ở các nước trên thế giới. Nạn tham nhũng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội, kể cả chính trị, của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, chống tham nhũng là một công việc quan trọng của chính phủ các nước. Do đặc thù của nghề nghiệp, phóng viên của các loại báo chí có điều kiện tìm hiểu sâu về nhiều vấn đề mà họ quan tâm trong đó có vấn đề tham nhũng. Trên thực tế, nhiều phóng viên đã có những đóng góp lớn trong việc điều tra khám phá các vụ án tham nhũng. Vì vậy cùng với các cơ quan chuyên trách của nhà nước, báo chí có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Bên cạnh những biện pháp nghiệp vụ điều tra, những cơ sở pháp lý cần thiết sẽ giúp các phóng viên điều tra các hoạt động tham nhũng có hiệu quả hơn và cũng tránh được những rủi ro và nguy hiểm đối với họ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu vai trò và những khía cạnh pháp lý có liên quan đến hoạt động của báo chí điều tra (investigative journalism) chống tham nhũng. Nội dung nghiên cứu của bài viết góp phần gợi mở cho việc xây dựng và thực hiện những chính sách phù hợp giúp công tác điều tra chống tham nhũng hiệu quả hơn. |
|
CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ | |
5. TS. Lê Hoàng Anh Tuấn | 52 |
HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CỘNG HOÀ SÉC VÀ MỸ
Tóm tắt: Vốn từng là một phần của nước Tiệp Khắc trước đây, năm 1993 Cộng hòa (CH) Séc trở thành quốc gia độc lập, vì thế kế thừa và phát huy những di sản của quan hệ hữu nghị giữa Tiệp Khắc và Mỹ trong các giai đoạn 1918-1947 và 1990-1992. Từ năm 1993 đến nay, quan hệ của CH Séc với Mỹ dựa trên ba trụ cột chính bao gồm hợp tác về an ninh – quốc phòng, hợp tác kinh tế, và chia sẻ những giá trị chung. Trên lĩnh vực kinh tế, CH Séc là một nước nhỏ với hơn 10 triệu dân nhưng có nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định nhờ có sẵn những cơ sở công nghiệp với lịch sử phát triển cả thế kỷ. Hơn nữa, kể từ năm 1993 nền kinh tế của CH Séc chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế kinh tế thị trường. Với những đặc điểm đó, CH Séc có nhiều cơ hội hợp tác kinh tế với Mỹ. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế CH Séc – Mỹ giai đoạn 1993-2016 trên hai lĩnh vực chính là thương mại và đầu tư. Đối với Việt Nam, CH Séc là một trong những đối tác truyền thống lâu năm của Việt Nam, trong khi đó Mỹ và Việt Nam đã thiết lập Quan hệ Đối tác toàn diện. Với những ý nghĩa đó, việc nghiên cứu quan hệ kinh tế CH Séc – Mỹ giúp tìm hiểu tiềm năng hợp tác kinh tế của hai đối tác quan trọng này của Việt Nam, đồng thời những bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế của CH Séc với Mỹ giúp gợi mở những chính sách hợp tác kinh tế quốc tế phù hợp cho Việt Nam. |
|
CHUYÊN ĐỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ | |
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy | 67 |
QUAN HỆ MỸ – EU DƯỚI CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
Tóm tắt: Trong nhiều thập kỷ qua, những lý do lịch sử và sự tương đồng về lợi ích trên các phương diện khác nhau đã kiến tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU, tiền thân là Cộng đồng châu Âu – EC) trong nhiều vấn đề song phương và đa phương ở khu vực châu Âu cũng như trong một số vấn đề trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, kể từ khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ và chính thức nhậm chức tháng 1-2017, quan hệ của Mỹ với EU có những thay đổi theo hướng phân cực với những bất đồng sâu sắc, chủ yếu do tác động của chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump. Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề nổi bật trong quan hệ Mỹ – EU dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump (2017-2020), góp phần tìm hiểu quan hệ đối ngoại của Mỹ với EU, hai trong số những đối tác lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của bài viết góp phần bổ sung mảng nghiên cứu còn nhiều khoảng trống ở Việt Nam về chủ đề này. |